Dương Nham là một dãy núi nổi lên như một nón chóp khổng lồ xanh đậm một rừng cây, mờ ảo vài công trình kiến trúc giữa vùng đồng bằng phía Bắc Hải Dương. Núi còn nhiều những rừng cây thiên nhiên. Đỉnh An Phụ cao 246 m, từ đỉnh núi người ta có thể nhìn bao quát về đồng bằng của Hải Dương, phía Bắc là dòng Kinh Thày uốn khúc lượn sát chân núi, phía tây nam là làng quê Kính Chủ cổ kính của những người thợ đá. Trên đỉnh núi là đền thờ An Sinh Vương Trần Liễu, tục gọi là Đền Cao, còn văn bia của An Phụ Sơn Từ với hai giếng nước mang đầy cổ tích...



Di tích đền Cao

Trần Liễu sinh năm Kiến Gia thứ nhất (1211), là anh ruột của Trần Cảnh, tức Trần Thái Tông (1218-1277) ông vua đầu tiên triều Trần, nguyên quán tại hương Tức Mặc, phủ Thiên Trường, nay thuộc tỉnh Nam ĐỊnh. Dòng dõi nhà Trần vốn là nghề đánh cá trên sông nước ở vùng Chí Linh, Đông Triều, sau dời về hương Tức Mặc, phủ Thiên Trường. Năm 1237 triều đình cắt đất các xã An Phụ, An Dường, An Sinh, An Hưng, An Bang cho Hoài Văn Hầu Trần Liễu làm Thái ấp và phong làm An Sinh Vương ở đất ấy. Trần Liễu là thân phụ của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn (1228-1300), người con trung hiếu, người anh hùng dân tộc, văn võ song toàn, lập chiến công hiển hách trong ba lần kháng chiến chống Nguyên - Mông. Tháng tư, năm Nguyên Phong thứ nhất (1251) An Sinh Vương Trần Liều mất, thọ 41 tuổi. Sau khi mất, ông được lập đền thờ trên núi An Phụ. Kỷ niệm ngày mất của ông (1/4 âm lịch) trở thành ngày hội của Đền Cao và việc trảy hội đã trở thành tập quán của nhân dân từ nhiều thế kỷ.


Khung cảnh nhìn từ động Kính Chủ

Mới đây Bộ Văn hoá đã cho xây dựng trên đỉnh một tượng đài Trần Hưng Đạo hoành tráng, những tấm phù điêu bằng gốm nung, bậc lên bằng đá... Việc điểm xuyết của con người đã khiến cho vực núi An Phụ có một sức hấp dẫn với du khách.

Nằm về phía Bắc của đỉnh Yên Phụ, trong dãy Dương Nham là động Kính Chủ, hang Vang, hang Luồn, hang Trâu, Hang Tiên Sư. Nền động Kính Chủ cao khoảng 20m so với đồng ruộng ở chân núi. Trong động là chùa Kính Chủ thờ Phật, Minh Không thiền sư, Lý Thần Tông, Huyền Quang và nhiều tượng trong kinh Phật tạc bằng đá. Hơn 40 văn bia tạc trên vách động ghi lại tình cảm của các bậc tiền nhân khi đến thăm động trong đó có các vua, chúa, quan lại và danh nhân suốt bảy thế kỷ qua.


Bức phù điêu bằng gốm mô phỏng các trận đánh Nguyên Mông cùng các vị tướng tài thời Trần

Khu di tích Kính Chủ - An Phụ là một danh thắng mang dấu ấn của nhiều thờ đại. Đến thăm nơi đây du khách lại càng thêm yêu quý đất nước Việt Nam này.

Vi Nguyễn
Theo : Simplevietnam

0 Nhận xét cho "An Phụ - Kính Chủ: Khu di tích mang dấu ấn của nhiều thời đại"

Đăng nhận xét

* Chia sẻ chuyến đi, hình ảnh du lịch của bạn tại email: contactnghiengvietnam@gmail.com

* Welcome to Vietnam. To comment you can select Name/URL or Anonymous.

* Để đăng nhận xét bạn có thể chọn "Ẩn danh" (Anonymous) hoặc bạn cũng có thể thay bằng Tên (Name) hay URL (blog).

Chúc bạn có những chuyến đi thú vị.

[▼/▲] More Emoticons
:)) ;)) ;;) :D ;) :p :(( :) :( :X =(( :-o :-/ :-* :| 8-} :)] ~x( :-t b-( :-L x( =))