Viếng thăm chùa Cổ Lễ

Được đăng bởi Nghiêng
Từ thành phố Nam Định qua cầu treo trên sông Đào, theo đường 21 khoảng 15km là đến thị trấn Cổ Lễ. Cổ Lễ vốn là tên một làng trước đây thuộc xã Trực Nghĩa, huyện Nam Ninh; đồng thời cũng là tên một ngôi chùa có từ lâu đời và đã trở thành một di tích lịch sử - văn hóa của tỉnh Nam Định.

Chùa Cổ Lễ có tên chữ là Quang Thần Tự tương truyền do Thiền sư Minh Không sáng lập năm 1109. Thiền sư Minh Không đã có công sang Trung Quốc xin vua Tống cấp đồng để về nước đúc "An Nam Tứ Khí" (tượng Quỳnh Lâm, chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên, vạc Phổ Minh). Ông cũng chính là vị y sư đã chữa cho vua Lý Thần Tông (1128 - 1138) khỏi bệnh "hóa hổ" nên được vua phong làm Đại Pháp Thiền Sư kiêm Quốc sư.


Cảnh chùa Cổ Lễ

Kiến trúc chùa Cổ Lễ hiện nay là do Hòa thượng Phạm Quang Tuyên xây dựng vào tháng 11 năm 1920. Hòa thượng Phạm Quang Tuyên là một cao tăng có kiến thức uyên bác. Vật liệu xây dựng không phải là xi măng, sắt thép mà là gạch, vôi vữa, mật mía, giấy bản tạo nên độ cố kết vững bền của toàn bộ kiến trúc ngôi chùa.

Đứng trước chùa, vươn lên nền trời giữa những cây cổ thụ bốn mùa xanh tươi là tháp Cửu Phẩm Liên Hoa rất độc đáo. Tháp được xây dựng những năm 1926 - 1927, có 12 tầng và một tầng đế tháp đặt trên lưng một con rùa lớn đầu hướng vào chùa. Tháp cao 32m, có 8 mặt, các cạnh tháp đều đắp hình rồng, mái cong. Trong lòng tháp có 62 bậc dẫn lên bàn thờ Phật trên đỉnh theo đường xoáy trôn ốc. Từ đỉnh tháp ta có thể ngắm toàn cảnh quanh vùng.


Tháp Cửu Phẩm Liên Hoa ngự trên một con rùa lớn

Một cầu cong ba nhịp, mặt cầu lát gạch, nối liền khu tháp với một tòa kiến trúc mái vòm cao: đó là Phật giáo hội quán. Bên trái hội quán là dãy nhà ba gian thờ Trần Hưng Đạo và hai danh sĩ đời Trần quê ở Cổ Lễ là Bảng nhãn Đào Sư Mỗ và Tiến sĩ đệ tam giáp Đào Toàn Mỗ.

Sau khu Hội quán Phật giáo là một khoảng sân rộng. Giữa sân chùa đặt một quả đại hồng chung cao 4,20m, đường kính 2,20m, nặng 9 tấn, do Hòa thượng Thích Thế Long cho đúc vào năm 1936. Chùa chính có cấu trúc mái vòm, bên trong thờ Phật và Thiền sư Minh Không.


Đại hồng chung

Chùa không chỉ là một di tích mà còn là thắng cảnh đẹp của đất Nam Định đã được nhà nước công nhận là di tích kiến trúc - văn hóa.

Vi Nguyễn (Tổng hợp)
Theo : Simplevietnam

0 Nhận xét cho "Viếng thăm chùa Cổ Lễ"

Đăng nhận xét

* Chia sẻ chuyến đi, hình ảnh du lịch của bạn tại email: contactnghiengvietnam@gmail.com

* Welcome to Vietnam. To comment you can select Name/URL or Anonymous.

* Để đăng nhận xét bạn có thể chọn "Ẩn danh" (Anonymous) hoặc bạn cũng có thể thay bằng Tên (Name) hay URL (blog).

Chúc bạn có những chuyến đi thú vị.

[▼/▲] More Emoticons
:)) ;)) ;;) :D ;) :p :(( :) :( :X =(( :-o :-/ :-* :| 8-} :)] ~x( :-t b-( :-L x( =))