Tây Bắc, Đông Bắc, đi đâu chúng ta cũng gặp những con đèo. Nói không ngoa rằng, nếu không có những đèo, thì lữ khách làm sao có được cảm giác gió vờn mây rất là tiên cảnh ở vùng cao lồng lộng? Làm sao có điểm nhìn để non sông gấm vóc phơi bày ra trong tầm mắt bạn?
Con đèo, như Hoàng Liên Sơn, Pha Đin, Mã Pí Lèng, Cao Pha phân chia hai tiểu vùng khí hậu, phân chia hai tỉnh khổng lồ của sơn cước xa xôi. Có con đèo đi vào lịch sử như Mã Phục, đèo Khế, đèo Lũng Lô...; có con đèo nghe tên đã thấy hãi hùng, xa lắc xa lơ: đèo Bồ Hòn, đèo Ách, đèo Ma Thì Hồ, Bắc Sum, Cán Tỷ...
Lên đèo để vượt thêm một độ đường, để chinh phục thêm một đỉnh cao, để chiến thắng cái ù lỳ lười nhác của bản thân mình, để ngắm bát ngát phong cảnh bốn bề... - nhưng, lên đèo, cái không thể thiếu là quay lại ngắm chính những con đường đèo dưới chân mình nữa chứ! Những vẻ đẹp khiến ai đó phải thảng thốt “bõ công bác mẹ sinh thành ra ta”.
Đèo Mã Phục ở Cao Bằng.
Đèo Khau Phạ (tiếng Thái nghĩa là cái sừng nhô lên trời) án ngữ đỉnh cao hơn 2.200m giữa Văn Chấn và Mù Căng Chải của tỉnh Yên Bái.
Bà con vẫn gọi đây là dốc chữ em-mờ-ngược (W). Nó giống chữ W đến mức không thể giống hơn.
Đèo Mã Pí Lèng, con đèo dữ dằn đến mức, để làm đường qua được nó, thanh niên 18 dân tộc ở Việt Nam phải treo mình trên vách đá suốt 11 tháng trời - một kỷ lục Việt Nam (bia đá trên đỉnh đèo hiện nay ghi điều đó)!
Con đèo ở cửa ngõ vào huyện Thông Nông (Cao Bằng), nhìn đã chóng mặt!
Con dốc Sơn Lộ cong vênh, chênh chao như sợi dây thừng (Bảo Lạc, Cao Bằng).
Đường dốc xoắn lòng thòng như bộ lòng... gà (Mẫu Sơn, Lạng Sơn).
(Lao Động)
Nghieng : Nhìn mà muốn cưỡi xe đi ngay quá
ẹc ẹc! bài hay + có nhìu hình đẹp nhưng tớ băn khoăn cái hình gì ở cuối đây ta! xấu tệ ! ko phải là con ngựa đấy chứ! hjxhjx!
Con ngựa nhé H chứ không phải con gà như hôm nọ đâu.hehe