[Yên Bái] Giới thiệu về Mù Cang Chải

Được đăng bởi Nghiêng
Giới thiệu chung:
Mù Cang Chải là huyện vùng cao phía tây của tỉnh Yên Bái với trên 90% dân số là đồng bào Mông. Trong những năm gần đây, Mù Cang Chải đã và đang trở thành điểm đến của nhiều du khách, nhiều nhà nghiên cứu, nhiếp ảnh gia.

Đến với Mù Cang Chải dù chỉ một lần du khách cũng cảm nhận được sự giàu có của thiên nhiên, sự đặc sắc của văn hóa, sự ấm áp của tình người.Đường lên Mù Cang Chải tuy xa và khó khăn song lại rất thú vị, quang cảnh thay đổi liên tục trên đường, du khách chưa kịp ngắm hết những ngôi nhà sàn Thái trên cánh đồng Mường Lò rộng lớn với bạt ngàn hoa ban trắng đã được đến với những con đường quanh co, uốn khúc trên các sườn đồi dốc đứng. Các vận động địa chất đã tạo cho Mù Cang Chải những đỉnh núi cao như: Púng Luông (2985m), Phu Ba (2512m), Mồ Dề (2100m)… Qua đèo Khau Phạ (cao 2100m) mờ trong sương trắng là tới đất Mù Cang Chải (nơi mà người dân Yên Bái vẫn gọi là “biển mây Khau Phạ”). Từ đây, cứ từ đèo này qua đèo khác, núi này qua núi khác, du khách sẽ cảm nhận rõ nét sự thay đổi của độ cao, hai bên đường là những triền ruộng bậc thang làm choáng ngợp lòng người.

Con người
Chiếm 90% dân số toàn huyện, người Mông ở Mù Cang Chải có 4 nhóm: Mông Đơ (Mông Trắng); Mông Đu (Mông Đen); Mông Lềnh (Mông Hoa); Mông Si (Mông Đỏ) với truyền thống văn hóa đặc sắc luôn thu hút nhiều nhà nghiên cứu, nghệ thuật và là tiềm năng lớn cho du lịch văn hóa phát triển. Đồng bào Mông thường cư trú ở những sườn núi cao từ 800 đến1.700m, với kinh nghiệm làm ruộng bậc thang và một số nghề thủ công truyền thống như: nghề rèn đúc, dệt vải bằng sợi lanh, làm đồ trang sức…

Người Mông ở Mù Cang Chải có nền văn hóa dân gian phong phú, phản ánh nhận thức về cuộc sống thực tại gắn với thiên nhiên, khao khát vươn tới cái đẹp, cái thiện thể hiện trong làn điệu dân ca như: tiếng hát tình yêu, cưới xin, ru con, lao động sản xuất, …các phong tục, lễ hội mang những nét đặc sắc riêng của đồng bào như: cưới xin, tang ma… Ngoài ra, nơi đây còn lưu giữ được một kho tàng truyện cổ về các tục lệ, lịch sử tộc người, văn hóa tộc người thể hiện tinh thần thượng võ của cha ông được truyền từ đời này qua đời khác.

Đi từ Hà Nội
Từ Hà Nội cứ đi thẳng theo đường 32 qua Sơn Tây, Thanh Sơn, Thu Cúc,Nghĩa Lộ, Tú Lệ, Mù Căng Chải, quãng đường khoảng hơn 300km, có thể đến bằng ô tô, xe máy. Có thể đến Mù Cang Chải bằng xe khách, xe xuất phát tại bến xe Giáp bát, bến xe Sơn La (còn gọi là bến xe phía tây, nằm ở đầu đường Nguyễn Tuân).


:
Giống như hầu hết các thị trấn khác, Mù Cang chải cũng có khá nhiều nhà nghỉ, giá cũng khá khá thoải mái, tầm 100-150k / phòng đôi (có thể ở đến 4 người). Ngoài ra bạn cũng có thể ở tại thị trấn Tú Lệ (trước Mù Cang Chải khoảng 40km).

Chơi bời :
+ Ruộng Bậc thang Mù Cang Chải: Mù Cang Chải có 700ha ruộng bậc thang (trong đó hơn 47% tập trung ở 3 xã: La Pán Tẩn, Chế Cu Nha, Dế Su Phình). Ruộng bậc thang không chỉ cho năng suất cao và ổn định, góp phần cải thiện đời sống dân cư, góp phần hạn chế việc chặt phá rừng làm nương rẫy mà còn làm nên danh thắng kỳ vĩ. Đó là sản phẩm hội tụ các giá trị văn hóa truyền thống của tộc người. Năm 2007, ruộng bậc thang ở 3 xã này đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích danh thắng cấp quốc gia.(Xem bản đồ bên dưới)

+ Đèo Khau Phạ là một trong những cung đường đèo quanh co và dốc đứng thuộc hàng bậc nhất Việt Nam vượt qua đỉnh núi Khau Phạ, ngọn núi cao nhất vùng Mù Cang Chải. Đèo Khau Phạ có điểm khởi đầu là đoạn cắt quốc l ộ 32 với quốc lộ 279 liền mạch liên tiếp với đèo Chấu phía trước nó và đèo Vách Kim phía sau trên đường 32. Khau Phạ đẹp nhất vào mùa lúa, tầm tháng 9 tháng 10, khi lúa trên chân ruộng bậc thang chín vàng nương. Đây cũng là thời điểm mà nhiều khách du lịch mạo hiểm chinh phục đèo để ngoạn cảnh. Những cánh rừng già tại Khau Phạ còn lưu giữ được nhiều loại động thực vật quý hiếm như thông dầu, chò chỉ và các loại chim muông, thú quý hiếm khác.



+ Ruộng bậc thang Tú Lệ: Phải đến Tú Lệ vào mùa lúa chín mới thấy hết được vẻ đẹp của những thửa ruộng bậc thang. Những cánh đồng của Tú Lệ chính là nơi những tay máy ảnh dù chuyên hay không chuyên đi qua đều dừng chân và thoả sức sáng tạo. Sáng sớm, khi núi rừng còn ngà ngà trong một màu trắng đục của sương mai thì khắp các nương lúa nếp đãthấp thoáng màu áo chàm đen của bà con đi gặt. Hương thơm vương vít khắp không gian, đậu trên từng nhánh cây ngọn cỏ, khiến lòng người thấy xốn xang.

+ Đèo Lũng Lô mạn phía Yên Bái tiếp giáp Sơn La cũng trong cảnh tương tự như vậy. Con đèo dài 15 km này nằm trên quốc lộ 37, trong thời kì chống Pháp là một trong những con đường tiếp vận vũ khí đạn dược và lương thực cho chiến dịch Điện Biên. Kể từ đó cho đến nay, con đường dần bị rơi vào quên lãng, nhất là khi đèo Khế nối Yên Bái với Sơn La được mở. Đèo bị sạt lở nghiêm trọng mất hẳn 4/5 tầng đường không khôi phục được. Đường giao thông tại tỉnh Yên Bái là nơi hứng chịu nhiều trận sạt lở nhất cả nuớc do tầng đất quá mềm. Tôi đi qua con đèo này khi quá trưa. Tranh thủ tạt qua bản gần đó xin bữa cơm đạm bạc, hoà chung cuộc sống với những người dân quanh đây. Con đèo bị bỏ quên cũng khiến cuộc sống của người dân nhiều vất vả vì đường giao thông khó khăn. Rất ít người qua lại đường này, có chăng chỉ là dân các bản vùng trong.


Đèo Lũng Lô

Bản đồ :


Đặc sản :
Nếp Tú Lệ, qua bàn tay của người Thái nấu thành cơm thì ngon tuyệt vời. Đặc biệt là không hề bị dính tay và rất dẻo, kể cả để đến hai ngày sau.Xôi mới, nắm xôi nghi ngút khói, hương thơm ngào ngạt. Đưa xôi lên miệng, vừa đủ ngậy mà không quá béo, vừa đủ mềm, dẻo mà không quá ướt hay quá khô để người thưởng thức khó tính nhất cũng phải tấm tắc. Ai đó, nếu được nếm thử một lần, chắc hẳn sẽ chẳng thể nào quên. Lại nữa, gạo nếp Tú Lệ cũng chẳng cần phải thêm đỗ, thêm dừa cho đậm đà mùi vị.Chỉ xôi gạo không thôi mới thưởng thức được cái tinh tuý của đất trời,cái mộc mạc của núi rừng.Ngoài thổi xôi, gạo nếp Tú Lệ dùng để gói bánh chưng, giã bánh dày hay chế biến các món bánh khác cũng đặc biệt thơm ngon. (P/S: Hiện giờ nếp Tú Lệ bị thương mại hoá nhiều nên chất lượng đa phần ko được như trước, may mắn lắm mới có thể mua được nếp ngon)


Nếp Tú Lệ

Xem ảnh





Theo : traitimyenbai.net

0 Nhận xét cho "[Yên Bái] Giới thiệu về Mù Cang Chải"

Đăng nhận xét

* Chia sẻ chuyến đi, hình ảnh du lịch của bạn tại email: contactnghiengvietnam@gmail.com

* Welcome to Vietnam. To comment you can select Name/URL or Anonymous.

* Để đăng nhận xét bạn có thể chọn "Ẩn danh" (Anonymous) hoặc bạn cũng có thể thay bằng Tên (Name) hay URL (blog).

Chúc bạn có những chuyến đi thú vị.

[▼/▲] More Emoticons
:)) ;)) ;;) :D ;) :p :(( :) :( :X =(( :-o :-/ :-* :| 8-} :)] ~x( :-t b-( :-L x( =))