Ngày lễ diễn ra vào mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm, tương đương với Tết Đoan Ngọ ở ta đã có từ rất lâu đời tại Hàn Quốc. Người dân xứ sở kim chi này gọi nó là ngày lễ Dano, hay Suritnal.

Mỗi ngày lễ có một đặc trưng riêng khác biệt mà chỉ cần nhắc tới, ta cũng có thể dễ dàng nhận ra. Và Dano cũng không phải trường hợp ngoại lệ…

Số 5: Với người Hàn Quốc, con số 5 là biểu tượng của sức mạnh, sự cường tráng. Ngày lễ Dano cũng diễn ra vào ngày 5 tháng 5 âm lịch hàng năm, sau khi thu hoạch lúa mạch và bắt đầu cấy lúa. Đây là lúc người dân Hàn cầu nguyện cho một mùa màng bội thu, không bị sâu bệnh phá hoại.

Cùng với Tết Nguyên Đán (Seol) và Tết Trung Thu (Chuseok), Dano là một trong ba ngày lễ lớn nhất của Hàn Quốc. Mọi người có thể nghỉ ngơi thư giãn, ca hát, vui chơi sau một mùa vụ để chuẩn bị bước vào giai đoạn mới.


Ảnh:corea.it

Gạo: Gạo là nguyên liệu chính của Suritteok và Yaktteok - hai món bánh truyền thống trong mỗi dịp lễ Dano. Suritteok làm từ lá ngải cửu luộc chín, đem nấu chung với loại gạo không dính. Bánh có màu xanh và được nặn thành hình bánh xe. Còn Yaktteok là một loại bánh gạo với nhiều loại hạt khác nhau, được coi là một đặc sản của vùng phía Nam tỉnh Jeolla.


Cây diên vĩ. Ảnh:mygoguryeo.net

Cây diên vĩ: Theo phong tục, trong ngày lễ Dano, phụ nữ Hàn Quốc phải gội đầu bằng nước cây diên vĩ đun sôi. Bởi họ tin rằng loại dầu gội đầu bằng thảo mộc này sẽ làm tóc suôn mượt óng ả. Những chiếc cặp tóc cũng mang màu đỏ nhuộm bằng rễ cây diên vĩ. Đàn ông thì quấn rẽ cây này xung quanh thắt lưng để bảo vệ mình khỏi tà ma và những linh hồn xấu rình rập.

Mặc dù bắt nguồn từ Tết Đoan Ngọ của người Trung Quốc, song lễ Dano của người Hàn lại có những điểm khác biệt về cơ bản.

Đu quay: Trò chơi dành riêng cho phụ nữ. Cũng như nhiều nước châu Á khác, ở Hàn Quốc đu quay là trò chơi dân gian đã tồn tại từ rất lâu đời. Và đây cũng là trò chơi được ưa thích trong dịp Tết Dano.


Ảnh:koreaaward.com

Ssireum: Đấu vật - Ssireum tên một môn thể thao lâu đời nhất của Hàn Quốc, là biểu tượng cho nhuệ khí, tinh thần của người dân xứ Hàn. Đây là trò chơi dành cho nam giới, thể hiện kĩ thuật và sức mạnh cơ bắp. Ssrieum cũng phân ra làm 3 hạng cân: Han La – hạng nhẹ, Baek Du – hạng nặng và Chun Ha – hang mở rộng.

Khu vực thi đấu là một vòng tròn viền cát dày. Hai đối thủ quỳ trên cát, nắm chặt satba (một loại thắt lưng của người Hàn Quốc) của đối phương. Hai đấu vật sẽ phải đứng dậy trong khi vẫn nắm chặt satba của đối phương. Người thắng cuộc sẽ là người hạ đo ván đối thủ dưới đất, với điều kiện không một bộ phận nào của cơ thể đối thủ được cao hơn gối của người thắng. Phần thưởng cho nhà vô địch trong cuộc thi này là một con bò to khỏe.

Quạt: Người Hàn Quốc có câu “Dano tặng quạt, đông chí tặng lịch”. Bởi lễ Dano được tổ chức trùng với những ngày đầu mùa hè, nên quạt được coi là món quà truyền thống mà người Hàn vẫn tặng nhau trong dịp này. Phong tục này đã đươc hình thành và duy trì từ thời kì vua Joseon. Thậm chí, chính nhà vua cũng tặng quạt cho các cận thần theo chức vụ từ cao tới thấp.

Di sản văn hóa: Tuy vẫn được cho rằng có nguồn gốc từ ngày lễ Dragon Boat của Trung Quốc và giống với Tết Đoan Ngọ của Việt Nam, nhưng Dano vẫn mang trong mình những ấn tượng riêng khác biệt. Phong tục truyền thống này của xứ Hàn đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới.

MonngonHanoi.com

0 Nhận xét cho "Nét riêng ngày tết Đoan Ngọ ở Hàn Quốc"

Đăng nhận xét

* Chia sẻ chuyến đi, hình ảnh du lịch của bạn tại email: contactnghiengvietnam@gmail.com

* Welcome to Vietnam. To comment you can select Name/URL or Anonymous.

* Để đăng nhận xét bạn có thể chọn "Ẩn danh" (Anonymous) hoặc bạn cũng có thể thay bằng Tên (Name) hay URL (blog).

Chúc bạn có những chuyến đi thú vị.

[▼/▲] More Emoticons
:)) ;)) ;;) :D ;) :p :(( :) :( :X =(( :-o :-/ :-* :| 8-} :)] ~x( :-t b-( :-L x( =))